'Ông hoàng rating xứ Hàn' trở lại cùng mỹ nữ 'Itaewon Class'
Nhìn chung, những gì VinFast VF 7 mang lại đáp ứng được kỳ vọng của nhiều phân khúc khách hàng. Dù vậy, mức giá khá cao sẽ là rào cản của chiếc ô tô điện này.
Giảm từ 130kg xuống còn 75kg nhờ phẫu thuật ‘cắt tạo hình dạ dày’ tại FV
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Sau phản ánh của Báo Thanh Niên, 3 doanh nghiệp xả thải trái phép bị xử phạt
Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm".
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…
4 màu son lì mềm mịn đến mê hoặc, dễ ứng dụng
Reuters ngày 17.1 dẫn nguồn tin cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy lông chim và máu trong cả hai động cơ của máy bay Hàn Quốc Jeju Air, không chỉ một động cơ như thông tin được công bố trước đó.Chiếc Boeing 737-800 chở 181 người từ Bangkok (Thái Lan) về Muan (Hàn Quốc) ngày 29.12.2024 gặp sự cố và phải tiếp đất bằng bụng. Máy bay đâm vào mô đất ở cuối đường băng và nổ tung làm 179 người thiệt mạng. Hai tiếp viên ngồi ở đuôi máy bay sống sót.Khoảng 4 phút trước tai nạn, một phi công thông báo máy bay tông phải chim và kích hoạt tình trạng khẩn cấp. Máy bay không thể hạ cánh ngay lần đầu và phải bay vòng và hạ cánh ở chiều ngược lại của đường băng.Hai phút trước cuộc gọi khẩn cấp, đài kiểm soát không lưu kêu gọi phi công cẩn thận do các bầy chim hoạt động tại khu vực.Các nhà điều tra trong tháng này thông báo đã tìm thấy lông chim trong một động cơ của chiếc máy bay Jeju Air xấu số. Họ cũng nói rằng đoạn phim được ghi lại cho thấy chim đã bay vào trong một động cơ nhưng theo nguồn tin của Reuters thì cả hai động cơ đều có lông chim và máu.Bộ Giao thông Hàn Quốc chưa bình luận về thông tin của Reuters. Cả hai hộp đen của máy bay đều ngừng hoạt động trước tai nạn khoảng 4 phút, khiến cho việc xác định nguyên nhân trở nên khó khăn hơn.Trường hợp chim rơi vào cả hai động cơ máy bay là điều hiếm xảy ra trong hoạt động hàng không toàn cầu. Năm 2009, một máy bay chở khách gặp tình huống tương tự tại New York (Mỹ) nhưng hạ cánh thành công xuống sông Hudson và không có ai thiệt mạng. Một trường hợp hy hữu tương tự xảy ra tại Nga năm 2019 khi chiếc máy bay hạ cánh xuống ruộng bắp.

Trẻ trung và sành điệu vô đối với các outfit cùng áo len họa tiết
Hàn Quốc tăng lương tối thiểu, mức lương mới của lao động Việt Nam được bao nhiêu?
Gắn bó với khán giả suốt hơn 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm đã trở thành điểm hẹn thân quen vào đêm giao thừa hàng năm trên VTV.Gặp nhau cuối năm xuân Ất Tỵ đề cập các vấn đề thời sự của đất nước dưới góc nhìn hài hước. Xuyên suốt chương trình là không khí sáp nhập bộ máy của Thiên đình. Cùng với đó là những câu chuyện được khai thác từ chất liệu cuộc sống như việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, quay phim người vi phạm để mong có thưởng, trào lưu mặc váy ngắn chơi pickleball… Nhiều câu nói tạo xu hướng gây sốt trong năm qua như "trà xanh", "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới", "nín" sẽ xuất hiện ấn tượng trong chương trình.Đường lên đỉnh Thiên cung là một cuộc thi được thiết kế riêng cho Gặp nhau cuối năm xuân Ất Tỵ. Khác với những cuộc thi tài trước đó, năm nay các Táo không thi mà thể hiện vai trò cầm cân nảy mực. Câu chuyện tìm người tài cho Thiên đình sẽ bật mí bí mật về các Táo.Điểm nhấn được nhiều khán giả chờ đợi năm nay là sự kết hợp giữa các nghệ sĩ gạo cội và các diễn viên trẻ. Bằng ngọn lửa đam mê, sự truyền nghề và tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ, các nghệ sĩ tham gia chương trình mong muốn thể hiện tốt nhất, như lời chúc một mùa xuân an lành, thịnh vượng và có nhiều niềm vui đến với mọi người, mọi nhà.Chương trình được phát sóng lúc 20 giờ ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Những ngày tết Nguyên đán là dịp các gia đình sum vầy, đoàn tụ song lại là thời điểm các vận động viên của nhiều đội tuyển thể thao Việt Nam đang tập huấn trong nước và nước ngoài. Hướng tới các mục tiêu trong năm mới Ất Tỵ, đặc biệt là SEA Games 33 tại Thái Lan, các vận động viên đã gác lại những niềm vui cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung của thể thao Việt Nam.Tự hào thể thao Việt Nam tết Ất Tỵ 2025 có sự xuất hiện trẻ trung, năng động của các vận động viên nổi bật trong năm qua: tiền đạo Nguyễn Xuân Son - Đội tuyển Bóng đá Việt Nam; kỳ thủ Lê Quang Liêm - Đội tuyển Cờ vua Việt Nam; VĐV Châu Tuyết Vân - Đội tuyển Taekwondo Việt Nam, VĐV Lê Văn Công - Đội tuyển Cử tạ NKT Việt Nam, 3 lần giành huy chương Paralympic; võ sĩ Muay Nguyễn Trần Duy Nhất; Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên; cầu thủ Nguyễn Phan Anh - Đội tuyển Bóng rổ Việt Nam. Cùng với đó Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam; Đội tuyển Dancesport Việt Nam; VĐV các đội tuyển Điền kinh, Bắn cung, Cử tạ, Pencak Silat Việt Nam. Tự hào thể thao Việt Nam tết Ất Tỵ 2025 phát sóng 22 giờ 25 ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Vạn xuân tết Ất Tỵ 2025 là chương trình ghi lại những năm Tỵ đáng nhớ trong lịch sử dân tộc. Người dẫn chương trình sẽ xuất hiện tại các bối cảnh lịch sử và kể về các sự kiện dấu ấn đặc biệt.Để chuẩn bị cho Vạn xuân năm nay, ê kíp thực hiện đã lựa chọn bối cảnh ghi hình cho chương trình tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội. Từ nơi đây, những câu chuyện gắn với những năm Tỵ được BTV Hạnh Phúc gửi tới khán giả: Năm Quý Tỵ 208 trước công nguyên, Năm Tân Tỵ 981, Năm Định Tỵ 1077… cho đến những năm Ất Tỵ 1965, năm Tân Tỵ 2001, năm Ất Tỵ 2025.Lịch sử như một dòng sông lớn, ghi dấu những cột mốc dân tộc. Khán giả nhìn lại những năm Tỵ đã qua, để thấy bản hùng ca của đất nước đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, minh chứng cho ý chí vươn lên quật cường của dân tộc. Chương trình Vạn xuân phát sóng 22 giờ 35 ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Tết nghĩa là hy vọng là chương trình truyền hình đặc biệt được thực hiện thường niên vào đêm giao thừa của Đài Truyền hình Việt Nam. Năm nay, những niềm cảm hứng của chương trình xoay quanh chữ "vươn", khởi nguồn từ sự "Vươn mình" của đất nước. Điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện truyền đi thông điệp về ý chí vươn lên của con người, vượt qua thách thức để tạo ra sự thay da đổi thịt cho các vùng đất, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.Trong không khí mùa xuân tại 3 miền đất nước, những câu chuyện năm cũ cùng khát vọng, hoài bão vươn mình được chia sẻ dưới góc nhìn của các vị khách đặc biệt: bà Tôn Nữ Thị Ninh và doanh nhân trẻ Lương Duy Hoài (TP.HCM); nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam (Huế); GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản) và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Hà Nội).Ê kíp thực hiện đã lựa chọn những ca khúc mang tinh thần lạc quan, những khúc hoan ca về mùa xuân gắn liền với các thế hệ người Việt. Chương trình có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, Hồng Nhung, Hà Trần, NSND Thu Huyền, Ngọc Ánh, Tùng Dương, Phương Thanh, Hồ Trung Dũng, Đoan Trang, Phạm Thu Hà....và các ca sĩ 9X, Gen Z đã có nhiều dấu ấn nghệ thuật trong và ngoài nước.Tết nghĩa là hy vọng 2025 được phát sóng từ 22 giờ 45 ngày 28.1 (29 tết). Cầu truyền hình đón năm mới sẽ diễn ra từ 23 giờ 50 - 0 giờ 15 ngày 29.1 (mùng 1 tết).
'Mưa tim' cho nhóm bạn trẻ đàn hát cải lương ở công viên TP.HCM
Chàng trai 8X Nguyễn Trường Vũ, đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, cho biết dù mưu sinh xa xứ nhưng luôn nghĩ về quê nhà. Thế nên vào dịp cuối năm, anh Vũ cùng những người trẻ của xóm An Hội Đông đang làm việc xa quê muốn giúp điều gì đó cho bà con làng xóm.
789club ios
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư